Chào anh em thân mến! Câu hỏi của Hưng tớ gửi bài 3 lần 2 hôm trước không được chưa hiểu là sao. Câu trả lời của Hưng là khá đầy đủ tớ xin bổ sung thêm nhé.
Có rất nhiều phương pháp tạo nhám bề mặt bê tông tùy thuộc vào vị trí mạch ngừng ( mạch ngừng thi công, mạch ngừng thiết kế, mạch ngừng cốt thép<..) và chất lượng công trình cũng như qui trình kĩ thuật yêu cầu.
I/Tạo nhám chất lượng cao sử dụng tia nước có áp loại bỏ bề mặt yếu ( theo TC khoảng 1/2 đường kính viên đá đá ) sau đó sử dụng thiết bị ( khoan, đục,..) đục các viên đá bề mặt tạo nhám. Các bạn cần quan tâm đến thời gian bắt đầu phun nước sau khi đổ bê tông. Nó phụ thuộc vào thời tiết, cách thức bảo dưỡng, phụ gia, Mác bê tông.... Có 1 cách thực hành là các bạn dùng đầu ngón tay đập nhẹ lên bề mặt bê tông nếu thấy lát là chưa được. thấy bề mặt se se xuất hiện vết nứt thì là ôke do BT bắt đầu co ngót. Phương pháp này thường áp dụng cho các vị trí sau:
1. Mạch ngừng thi công dầm
2.Mạch ngừng thi công tường góc
3.Mạch ngừng thi công Dầm dưới ray cần trục
4.Trụ neo thường đổ bê tông 2 lần để thuận tiện lắp đặt bích neo nhưng phần BT đó lại chịu ứng suất kéo lớn cũng cần xử lí tốt.
5. Bề mặt tiếp xúc đổ BT tại chỗ ( vị trí mối nối) bản đúc sẵn trong thi công lắp ghép...
II/Tạo nhám tại các vị trí nội lực nhỏ thì trên bề mặt bê tông các bạn múa vài đường thư pháp hoặc sử dụng thanh sắt trọc lỗ sâu 1-2 phân là oke.
Các bạn lưu ý tạo nháp là phương pháp xử lí mặt bt để tăng liên kết giữa các phần cấu kiện có thời gian dổ khác nhau. Yêu cầu cao hơn nữa là sử dụng BT kết dính ( đặc biệt là thi công lắp ghép)
( tuy nhiên rất tốn tiền đấy haha..)
By anh em!